Bệnh trầm cảm nặng và những dấu hiệu nhận biết

Besucherzähler Trở về trang chủ   tran47 a78fohts6

Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ: Trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Trong đó trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất, cần phải kiên trì điều trị. Vậy trầm cảm nặng là gì? Biểu hiện của giai đoạn đó là như thế nào? 
Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là:
Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc, bi quan trước mọi việc.
Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Ngoài 2 triệu chính đó, bệnh trầm cảm còn gồm 7 triệu chứng liên quan đó là:
Rối loạn giấc ngủ
Thay đổi khẩu vị
Chuyển động chậm chạp hoặc dễ bị kích động
Cảm giác tội lỗi, thất vọng về bản thân.
Mệt mỏi
Khó khăn trong việc tập trung hoặc giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Cần làm gì để giúp đỡ bệnh nhân

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y
Tập luyện thể chất và tinh thần
Về tập luyện thể chấtthầy thuốc sẽ khuyên bệnh nhân luyện tập thể dục thể thao, lựa chọn một bộ môn yêu thích và luyện tập thường xuyên.
Về tinh thầnđây là phần quan trọng nhất, phải luyện tập làm sao để tinh thần trở nên mạnh mẽ nhưng vẫn êm dịu. Khi sức khỏe tinh thần đã được phục hồi và rèn luyện, bệnh nhân có thể chống cực được với các căng thẳng, mệt mỏi. Các phương pháp thường được áp dụng là thiền định, thư giãn.
Chú ý hơn trong kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi
Nhiều bệnh nhân bị trầm cảm bắt nguồn từ chuyện công việc quá áp lực, không có thời gian nghỉ ngơi nên sức khỏe bị cạn kiệt. Vì thế, thầy thuốc thường khuyên người bệnh hãy nghỉ ngơi, đi du lịch nghỉ dưỡng ở một nơi nào đó. Tuy nhiên, nghỉ dưỡng không phải là đi nghỉ nhưng đầu vẫn nghĩ đến công việc, nghỉ dưỡng là buông bỏ tất cả để cho thân thể và tâm hồn được nghỉ ngơi thật sự. Có như thế việc điều trị mới có thể có hiệu quả.
Quan tâm tới vấn đề ăn uống

Ăn uống là một vấn đề đáng lưu tâm của bệnh nhân trầm cảm, bởi có rất nhiều người chán ăn, thậm chí không ăn; có những người lại ăn rất nhiều, ăn liên tục. Vì thế, thầy thuốc cần tư vấn và khuyên bệnh nhân ăn uống sao cho phù hợp, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không gây thừa cân mà lại an tịnh tâm hồn.
Xoa bóp, day bấm huyệt
Việc xoa bóp, day bấm huyệt nếu được thực hiện bởi những thầy thuốc có kinh nghiệm, đúng cách thì cũng có tác dụng tốt với bệnh nhân trầm cảm. Mục tiêu của việc bấm huyệt xoa bóp là giúp bệnh nhân trầm cảm hồi phục và tăng cường sinh lực. Các huyệt được bấm trong chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y là huyệt Bách hội trên đầu cùng một số huyệt đạo khác ở bụng, lưng, ngực, chân.
Phương pháp xoa bóp giúp giảm căng thẳng, đau nhức (những triệu chứng góp phần làm nặng thêm thần kinh vốn nặng của người bệnh). Người bệnh có thể tự học xoa bóp cơ bản tại nhà để có thể thực hiện bất cứ khi nào thấy cần.







Dựa vào những triệu chứng đó người ta phân loại trầm cảm thành 3 loại: Trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Trong đó:
  • Trầm cảm nhẹ gồm 1 triệu chứng chính và ít hơn 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm vừa: gồm 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm nặng: 2 triệu chứng chính và hầu hết (hoặc tất cả) các triệu chứng liên quan. Ở giai đoạn này người bệnh thậm chí không thể thực hiện các hoạt động sơ đẳng nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp còn mắc thêm các chứng bệnh hoang tưởngbệnh ảo giác. Việc hỗ trợ điều trị cần kéo dài và kết hợp với rất nhiều các phương pháp như dùng thuốc, liệu pháp tâm lí, vận động, chế độ ăn uống và có thể phải nhập viện để hỗ trợ điều trị.

Quy trình điều trị trầm cảm nặng

Giai đoạn Tấn công:kéo dài từ 4-8 tuần. Với bệnh nhân bị trầm cảm nặng, giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất vì bệnh nhân thường dễ bỏ uống thuốc. Hơn nữa đây cũng là giai đoạn mà tiến triển bệnh không rõ ràng khi dùng thuốc. Nếu bạn là người mắc bệnh, hãy cố gắng kiên trì. Một vài cách đơn giản mà hiệu quả đó là nhờ đến người thân, bạn bè giúp đỡ nhắc nhở và động viên uống thuốc đúng giờ, đúng liều. 
Giai đoạn có tác dụng:  sau giai đoạn tấn công, bệnh thuyên giảm dần. Thông thường các triệu chứng sẽ ổn định sau 16-20 tuần điều trị thuốc và các liệu pháp. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ đúng đối với các bệnh nhân tuân thủ phác đồ và tránh các tác nhân khiến tình trạng bệnh nặng thêm (áp lực tâm lý, các cú shock tinh thần...).
Giai đoạn duy trì: Trung bình, giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Đây là giai đoạn rất quan trọng. Người bệnh thường rất hay bỏ thuốc, không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ khi cảm thấy triệu chứng ổn định. Vì thế tỉ lệ người tái phát trầm cảm sau điều trị khá cao. Trong một số trường hợp, giai đoạn duy trì có thể kéo dài vài năm hoặc cả đời để tránh tái phát.

Chi phí khám và điều trị bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là bệnh cần chữa trị lâu dài và phụ thuộc và tình trạng của người bệnh. Bởi vậy, không có câu trả lời cụ thể cho các chi phí khám và điều trị đối với bệnh nhân bị trầm cảm nặng. 

1 Kommentar: