Sau đột quỵ

Gebaeudeversicherungen.at  Tr v trang ch  https://www.counter-zaehler.de

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ


Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh sau đột quỵ


Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi của người bệnh đột quỵ. Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nhanh lấy lại được sức khỏe và cải thiện được chất lượng cuộc sống sau điều trị. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì thực đơn cho người sau đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrate.

Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mì, bún, miến.Nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Phân bố cho bệnh nhân ăn đều từ 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh cho bệnh nhân sau đột quỵ ăn những thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê… bởi đây là những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não thầm lặng. 

1. Các hoạt động thể chất

    • Bài tập kỹ năng vận động: Những bài tập này có thể giúp cải thiện sức mạnh và sự phối hợp của cơ bắp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được hướng dẫn liệu pháp để tăng cường khả năng nuốt của mình.
    • Bài tập vận động: Người bệnh có thể học cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển, chẳng hạn như khung tập đi, gậy chống, xe lăn hoặc nẹp mắt cá chân. Nẹp mắt cá chân có thể giúp ổn định và tăng cường sức mạnh cho mắt cá chân nhằm nâng đỡ trọng lượng cơ thể trong khi người bệnh tập đi lại.
    • Phương pháp điều trị vận động cưỡng bức CIMT: Trong khi người bệnh tập cử động chi bị ảnh hưởng để giúp cải thiện chức năng của chi đó thì chi không bị ảnh hưởng sẽ được hạn chế. Liệu pháp này đôi khi được gọi là liệu pháp sử dụng cưỡng bức.
    • Phương pháp phục hồi Tầm vận động ROM: Một số bài tập và phương pháp điều trị có thể làm dịu tình trạng căng cơ (co cứng) và giúp người bệnh lấy lại phạm vi vận động.

Các hoạt động thể chất được hỗ trợ bởi công nghệ có thể bao gồm:

    • Chức năng kích thích điện: Điện được áp dụng để làm co các cơ bị suy yếu để phục hồi.
    • Công nghệ robot: Các thiết bị robot có thể hỗ trợ các chi bị suy giảm thực hiện những chuyển động lặp đi lặp lại, từ đó giúp các chi lấy lại sức mạnh và chức năng.
    • Công nghệ không dây: Máy theo dõi hoạt động có thể giúp người bệnh tăng cường hoạt động sau đột quỵ.
    • Thực tế ảo: Đây là phương pháp sử dụng trò chơi điện tử và các liệu pháp dựa trên máy tính khác liên quan đến việc tương tác với môi trường thời gian thực và mô phỏng.

      2. Các hoạt động nhận thức và cảm xúc

        • Liệu pháp điều trị rối loạn nhận thức: Liệu pháp nghề nghiệp và liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp phục hồi người bị mất các khả năng nhận thức, chẳng hạn như trí nhớ, xử lý, giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội, khả năng phán đoán và nhận thức về an toàn.
        • Liệu pháp điều trị rối loạn giao tiếp: Liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp người bệnh lấy lại các khả năng đã mất trong việc nói, nghe, viết và hiểu.
        • Đánh giá và điều trị tâm lý: Khả năng điều chỉnh cảm xúc của người bệnh có thể được kiểm tra. Người bệnh cũng có thể được tư vấn hoặc tham gia vào một nhóm hỗ trợ.
        • Thuốc: Bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc chống trầm cảm hoặc một loại thuốc ảnh hưởng đến sự tỉnh táo, kích động hoặc cử động cho người bệnh.

      Các liệu pháp thử nghiệm bao gồm:

        • Kích thích não bộ không xâm lấn: Một số nhà nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật như kích thích từ xuyên sọ đã ghi nhận vài trường hợp thành công trong việc cải thiện các kỹ năng vận động cho người bị đột quỵ.
        • Các liệu pháp sinh học: Những liệu pháp như kích thích hồi phục thần kinh sau đột quỵ bằng các liệu pháp tế bào hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm tại Mỹ.
        • Phương pháp điều trị thay thế: Như xoa bóp, liệu pháp thảo dược, châm cứu và liệu pháp oxy đang được các nhà nghiên cứu đánh giá hiệu quả.

          3. Phòng ngừa tái đột quỵ

          ThS.BS Phan Thị Ngọc Lời, Chuyên khoa Nội thần kinh BVĐK Tâm Anh cho biết, việc phòng ngừa tái đột quỵ rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng đột quỵ.

          Theo số liệu của Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Hoa Kỳ (NINDS), có khoảng 200.000 ca đột quỵ tái phát mỗi năm ở Mỹ xảy ra ở những người trước đó từng bị đột quỵ.

          Nghiên cứu gần đây cho thấy, đã có những cải thiện trong việc ngăn ngừa một cơn đột quỵ khác thông qua việc điều chỉnh lối sống kết hợp với các biện pháp can thiệp bằng thuốc. Một số yếu tố nguy cơ quan trọng nhất có thể ngăn ngừa đột quỵ tái phát bao gồm:

            • Kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp): Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất của đột quỵ. Những người sống sót sau đột quỵ cần được bác sĩ theo dõi và đưa huyết áp trở về mức bình thường. Theo đó, người bệnh có thể cần thay đổi chế độ ăn uống và/hoặc dùng các loại thuốc được kê đơn để giúp điều chỉnh huyết áp về mức mục tiêu điều trị.
            • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ và có liên quan đến sự tích tụ các mảng xơ vữa trong động mạch. Thuốc lá cũng làm tăng huyết áp và làm cho máu đặc hơn và dễ đông hơn.
            • Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng: Béo phì và ít vận động có liên quan đến tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh tim. Thừa cân làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
            • Giảm mức mỡ máu (cholesterol): Cholesterol cao có thể dẫn đến sự tích tụ các chất béo (xơ vữa động mạch) trong mạch máu, làm giảm lượng máu và oxy lên não.
            • Kiểm tra bệnh tim: Các rối loạn tim thông thường có thể dẫn đến các cục máu đông gây tắc nghẽn các mạch máu não. Trường hợp này, người bệnh có thể cần dùng thuốc để giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
            • Quản lý bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây ra những thay đổi phá hủy trong các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả não. Tổn thương não thường nghiêm trọng và lan rộng hơn khi lượng đường huyết cao. Việc điều trị bệnh tiểu đường có thể trì hoãn sự khởi phát của các biến chứng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

          Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ

          Quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ như thế nào có thể phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm:

          • Mức độ nghiêm trọng và mức độ tổn thương của não.
          • Tuổi tác: Mức độ phục hồi thường tốt hơn ở người trẻ so với người già.
          • Mức độ tỉnh táo: Một số trường hợp đột quỵ làm suy giảm khả năng duy trì sự tỉnh táo của một người hoặc khả năng hợp tác tham gia vào các hoạt động phục hồi chức năng.
          • Cường độ của chương trình phục hồi chức năng.
          • Mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý kèm theo.
          • Môi trường trong gia đình: Các bổ sung như tay vịn cầu thang và thanh vịn có thể tăng tính độc lập và an toàn ở nhà cho người bệnh.
          • Môi trường làm việc: Các điều chỉnh tạo môi trường an toàn và vị trí công việc phù hợp giúp người bệnh phát huy năng suất công việc tốt nhất.
          • Sự hợp tác giữa gia đình và bạn bè: Gia đình hỗ trợ và mạng xã hội có thể là một yếu tố rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng, thường kéo dài trong nhiều tháng.
          • Thời gian phục hồi: Nói chung, bắt đầu càng sớm thì cơ hội lấy lại các kỹ năng và chức năng đã mất và khả năng phục hồi thành công càng lớn.

            Các câu hỏi thường gặp về việc chăm sóc phục hồi sau đột quỵ

            1. Khi nào nên bắt đầu phục hồi chức năng đột quỵ?

            Nên bắt đầu quá trình phục hồi chức năng trong vòng từ 24 – 48 giờ sau khi bị đột quỵ, ngay khi người bệnh đang ở trong bệnh viện. Việc đầu tiên mà bác sĩ cần làm là giúp người bệnh thực hiện một số động tác một cách độc lập, thông qua một loạt các bài tập vận động (có sự hỗ trợ hoặc tự thực hiện) để củng cố và tăng khả năng vận động ở các chi bị giảm chức năng do đột quỵ.

            Người bệnh có thể cần học cách ngồi dậy, di chuyển giữa giường và ghế mà có hoặc không có sự trợ giúp. Thời điểm này, họ cũng có thể thực hiện các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày như tắm, mặc quần áo và sử dụng nhà vệ sinh.

            Việc phục hồi chức năng đột quỵ càng sớm, người bệnh càng có nhiều cơ hội lấy lại các khả năng và kỹ năng đã mất. Tuy nhiên, ưu tiên trước mắt của bác sĩ là:

            • Ổn định tình trạng đột quỵ của người bệnh
            • Kiểm soát các tình trạng đe dọa tính mạng
            • Ngăn ngừa đột quỵ tái phát
            • Hạn chế mọi biến chứng liên quan đến đột quỵ

              2. Phục hồi chức năng đột quỵ kéo dài bao lâu?

              Thời gian phục hồi chức năng đột quỵ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và các biến chứng liên quan. Một số người sống sót sau đột quỵ phục hồi nhanh chóng. Nhưng hầu hết đều cần một số hình thức phục hồi chức năng đột quỵ lâu dài, có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm sau khi bị đột quỵ.

              Kế hoạch phục hồi chức năng đột quỵ sẽ thay đổi trong quá trình hồi phục khi người bệnh học lại các kỹ năng. Với việc luyện tập liên tục, người bệnh có thể tiếp tục đạt được lợi ích theo thời gian.

              3. Phục hồi chức năng tai biến mạch máu não ở đâu?

              Trước khi xuất viện, người bệnh đột quỵ và người nhà sẽ được bác sĩ tư vấn nơi chăm sóc sau đột quỵ phù hợp. Nhiều người bệnh sau đột quỵ có thể trở về nhà, nhưng cũng có một số người bệnh phải chuyển đến cơ sở y tế phục hồi chức năng.

              3.1 Các đơn vị phục hồi chức năng cho bệnh nhân nội trú

              Có thể là cơ sở tự do hoặc là một phần của các khu trong bệnh viện. Thời gian lưu trú tại cơ sở thường từ 2-3 tuần và người bệnh sẽ có một chương trình phục hồi chức năng phối hợp, chuyên sâu.

              Chương trình được thực hiện ít nhất 3 giờ trị liệu tích cực mỗi ngày với lịch trình 5 hoặc 6 ngày/tuần. Một loạt các dịch vụ y tế được cung cấp bao gồm bác sĩ theo dõi toàn thời gian; tiếp cận với đầy đủ các kỹ thuật viên chuyên về phục hồi chức năng sau đột quỵ và các thiết bị chuyên dụng hơn.

              3.2 Các đơn vị ngoại trú

              Thường là một phân khu của bệnh viện. Tại đây, người bệnh sẽ được tiếp cận với các bác sĩ cũng như các kỹ thuật viên chuyên về phục hồi chức năng đột quỵ. Người bệnh có thể mất vài giờ, thường là ít nhất 3 lần mỗi tuần tại cơ sở để tham gia vào các buổi trị liệu phối hợp sau đó trở về nhà.

              Các cơ sở ngoại trú toàn diện thường cung cấp các chương trình điều trị cường độ cao như các cơ sở nội trú, nhưng họ cũng có thể đưa ra các phác đồ ít đòi hỏi hơn, tùy thuộc vào khả năng thể chất của người bệnh.

              3.3 Các cơ sở điều dưỡng

              Cơ sở điều dưỡng có tay nghề cao cung cấp các loại hình chăm sóc khác nhau và thường chú trọng nhiều hơn vào việc phục hồi chức năng, trong khi các viện dưỡng lão truyền thống nhấn mạnh vào việc chăm sóc nội trú. Cơ sở điều dưỡng sẽ cung cấp ít giờ trị liệu hơn và người bệnh ít được gặp bác sĩ hơn so với các đơn vị phục hồi chức năng nội trú.

              3.4 Các chương trình phục hồi chức năng tại nhà

              Cho phép bệnh nhân đột quỵ phục hồi chức năng theo nhu cầu cá nhân một cách linh hoạt. Ví dụ như, cho phép người bệnh thực hành các kỹ năng và phát triển các chiến lược bù đắp trong môi trường sống của mình.

              Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là, người bệnh có thể sẽ không được tiếp cận với các thiết bị chuyên dụng như ở cơ sở phục hồi chức năng truyền thống. Phục hồi chức năng tại nhà có thể bao gồm việc tham gia vào mức độ trị liệu chuyên sâu vài giờ mỗi tuần hoặc theo một chế độ ít đòi hỏi hơn.

              Các chương trình phục hồi chức năng tại nhà thường phù hợp nhất cho những người chỉ cần điều trị bằng một loại chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng. Một thử nghiệm phục hồi chức năng đột quỵ gần đây cho thấy, việc phục hồi thăng bằng và vận động chuyên sâu tại nhà tương đương với việc tập luyện trên máy chạy bộ tại một cơ sở phục hồi chức năng trong việc cải thiện khả năng đi lại.

              Tình trạng khuyết tật người bị đột quỵ trải qua và sự phục hồi cần thiết phụ thuộc vào kích thước của não và các mạch não cụ thể bị tổn thương. Bộ não có một khả năng nội tại để điều chỉnh sau một cơn đột quỵ, dẫn đến một số chức năng có thể được cải thiện trong nhiều tháng đến nhiều năm. Mặc dù việc phục hồi chức năng không đảo ngược tổn thương não, nhưng về cơ bản, điều này có thể giúp người bệnh cải thiện được một số chức năng bị mất sau đột quỵ tốt nhất về lâu dài. – Bác sĩ Ngọc Lời nhấn mạnh.

              3.4 Các chương trình phục hồi chức năng tại nhà

              Cho phép bệnh nhân đột quỵ phục hồi chức năng theo nhu cầu cá nhân một cách linh hoạt. Ví dụ như, cho phép người bệnh thực hành các kỹ năng và phát triển các chiến lược bù đắp trong môi trường sống của mình.

              Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là, người bệnh có thể sẽ không được tiếp cận với các thiết bị chuyên dụng như ở cơ sở phục hồi chức năng truyền thống. Phục hồi chức năng tại nhà có thể bao gồm việc tham gia vào mức độ trị liệu chuyên sâu vài giờ mỗi tuần hoặc theo một chế độ ít đòi hỏi hơn.

              Các chương trình phục hồi chức năng tại nhà thường phù hợp nhất cho những người chỉ cần điều trị bằng một loại chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng. Một thử nghiệm phục hồi chức năng đột quỵ gần đây cho thấy, việc phục hồi thăng bằng và vận động chuyên sâu tại nhà tương đương với việc tập luyện trên máy chạy bộ tại một cơ sở phục hồi chức năng trong việc cải thiện khả năng đi lại.

              Tình trạng khuyết tật người bị đột quỵ trải qua và sự phục hồi cần thiết phụ thuộc vào kích thước của não và các mạch não cụ thể bị tổn thương. Bộ não có một khả năng nội tại để điều chỉnh sau một cơn đột quỵ, dẫn đến một số chức năng có thể được cải thiện trong nhiều tháng đến nhiều năm. Mặc dù việc phục hồi chức năng không đảo ngược tổn thương não, nhưng về cơ bản, điều này có thể giúp người bệnh cải thiện được một số chức năng bị mất sau đột quỵ tốt nhất về lâu dài. – Bác sĩ Ngọc Lời nhấn mạnh.




Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen