► Nguyên nhân gây Đại, tiểu tiện không tự chủ ở người già

eigenheimversicherungen.at Tr v trang ch https://www.counter-zaehler.de    

Xem thêm  Xem thêm 1

Đại tiện không tự chủ

Tuy không gây chết người nhưng chứng đại tiện không tự chủ gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Bệnh gây khó chịu, ngứa ngáy, kích thích, viêm nhiễm, đau đớn vùng hậu môn trực tràng, làm người bệnh nhân không tập trung khi làm việc, mặc cảm tự ti, khó hòa nhập xã hội, thậm chí gây trầm cảm nặng và có trường hợp có ý định tự sát.

Thế nào là đại tiện không tự chủ?

Đại tiện không tự chủ là tình trạng phân từ trực tràng són ra ngoài liên tục khi người bệnh đang làm việc, khi vui chơi giải trí hoặc cả khi nghỉ ngơi mà không có hoặc rất ít cảm giác mót rặn. Nếu ở mức độ nhẹ, số lượng phân ra ngoài rất ít chỉ làm bẩn đồ lót là chủ yếu. Trường hợp này đa số bệnh nhân chịu đựng được. Nếu đại tiện không tự chủ hoàn toàn, số lượng phân ra ngoài nhiều sẽ khiến bệnh nhân thực sự khó chịu và khổ sở.

Đại tiện không tự chủ có thể kèm với các bệnh lý đường tiêu hóa khác như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng đầy hơi… Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới.Nguyên nhân

Một số yếu tố nguy cơ

Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến chứng đại tiện không tự chủ như tuổi cao. Đại tiện không tự chủ thường gặp ở người lớn, nhất là những người có kèm hội chứng tiểu tiện không tự chủ hoặc những người già có sa sút trí tuệ (bệnh Alzheimer). Tổn thương thần kinh ở các bệnh lý mạn tính như đã mô tả ở trên, các sang chấn thể chất và tinh thần nhiều khi cũng để lại hậu quả là chứng đại tiện không tự chủ.

Có nhiều nguyên nhân gây chứng không tự chủ khi đại tiện. Hàng đầu là nguyên nhân do táo bón. Ở bệnh nhân táo bón, số lượng phân khô cứng tích lũy dần trong ruột già và trực tràng. Do cục phân có kích thước lớn hơn bình thường nên khi đi ngoài cơ thắt hậu môn bị giãn căng hơn. Nếu bị táo bón kéo dài, cơ thắt hậu môn bị giãn căng nhiều lần sẽ dẫn đến trương lực bị yếu đi.
 
Những lần đi ngoài phân lỏng sau đó sẽ bị rò rỉ phân ra ngoài mà không kiểm soát được.  Bên cạnh nguyên nhân do cơ thắt bị yếu và giãn căng, táo bón kéo dài cũng gây thương tổn thần kinh trực tràng - hậu môn, làm giảm hoặc mất độ nhạy cảm của trực tràng với khối lượng phân nên gây đại tiện mất tự chủ.

Tiêu chảy cũng là nguyên nhân thường gặp của chứng đại tiện mất tự chủ do phân lỏng nên khó bị giữ lại trực tràng hơn phân rắn. Tiêu chảy kéo dài cũng có thể làm giảm trương lực cơ trực tràng và cơ thắt hậu môn do mất kali. Cơ thắt hậu môn có vai trò rất quan trọng trong việc giữ phân trong trực tràng. Nếu cơ thắt này bị tổn thương sẽ không đủ trương lực để giữ phân lại (cho đến khi xấp xỉ 300g mới có phản xạ đại tiện) khiến cho phân són ra ngoài. Tổn thương cơ thắt hậu môn thường gặp ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt khi thai nhi có trọng lượng lớn hoặc phải dùng thủ thuật như forceps hoặc cắt tầng sinh môn.Một nguyên nhân khác nữa là do tổn thương các sợi thần kinh nhạy cảm với khối lượng phân từ đó kiểm soát mức độ đóng mở của cơ thắt hậu môn. Các thương tổn này có thể do khi sinh đẻ, do tổn thương tủy sống, do các bệnh như đái tháo đường, xơ cứng rải rác, tai biến mạch não hoặc thậm chí do thói quen nhịn đại tiện quá lâu. Trực tràng hẹp, mất khả năng co giãn cũng có thể gây đại tiện không tự chủ. Có một số căn nguyên làm hẹp và xơ cứng trực tràng như sẹo mổ, viêm nhiễm, điều trị tia xạ, khối u, polyp, bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.

 
Một số phẫu thuật tại hậu môn trực tràng cũng có thể để lại di chứng đại tiện không tự chủ như phẫu thuật cắt trĩ, cắt polyp… Ung thư trực tràng khi xâm lấn sâu qua lớp cơ có thể làm thương tổn các sợi thần kinh trực tràng và gây nên đại tiện mất tự chủ. Trường hợp này thường đi kèm với hẹp lòng trực tràng do khối u.

Một số bệnh lý khác cũng là căn nguyên của chứng đại tiện mất tự chủ như sa trực tràng, thoát vị trực tràng vào âm đạo ở phụ nữ, các búi trĩ lớn ngăn cản quá trình đóng mở của cơ thắt hậu môn…Điều trị đại tiện không tự chủ

Khi bệnh nhân bị chứng đại tiện không tự chủ, một số thuốc có thể được sử dụng như các thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc giảm nhu động ruột để làm giảm tần xuất đi đại tiện (là nguyên nhân gây đại tiện không tự chủ). Nếu bệnh nhân bị táo bón, có thể thụt tháo hoặc cho các thuốc nhuận tràng như sorbitol, forlax… Châm cứu kích thích đám rối thần kinh chi phối vùng hậu môn - trực tràng cũng được chỉ định.

Điều trị các bệnh là nguyên nhân hay là yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, trĩ, khối u hậu môn - trực tràng. Một số phương pháp phẫu thuật cũng được áp dụng để điều trị chứng đại tiện không tự chủ như tạo hình , sửa chữa cơ thắt hậu môn; phẫu thuật sửa tình trạng sa trực tràng, thoát vị trực tràng vào âm đạo; thay cơ thắt hậu môn nhân tạo; bơm các chất (như silicon) vào làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn và khi các phương pháp này thất bại thì phẫu thuật cắt mở đại tràng, làm hậu môn nhân tạo sẽ được chỉ định.

Người bị chứng đại tiện không tự chủ nên thay đổi chế độ ăn (ví dụ như ăn các thực phẩm nhuận tràng chống táo bón), duy trì một chế độ ăn hợp lý, ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn vừa đủ một lượng chất xơ, uống nhiều nước, tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, giữ cho vùng hậu môn, trực tràng luôn khô ráo bằng bột talc, vệ sinh sạch sẽ, mặc đồ lót mềm chất liệu sợi bông,…

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở người già
Người cao tuổi thường gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ khá phổ biến, do vậy cần nhận biết nguyên nhân để có phương pháp điều trị, luyện tập và thực hiện các phương pháp chăm sóc hỗ trợ giúp người già.
1. Tiểu không tự chủ ở người già là gì?
Bình thường, nước tiểu được thận bài tiết và dự trữ ở bàng quang, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ có phản xạ qua dây thần kinh đi tới não; từ đó có luồng thần kinh chỉ huy đi trở lại bàng quang làm cho bàng quang co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài tạo nên trạng thái tiểu tiện.
Đối với người già, chức năng của thận và bàng quang hoạt động kém hơn nên nước tiểu trong bàng quang không được tống ra hết và không kiểm soát được việc đóng mở cơ vòng tại bàng quang nên gây rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi, cụ thể là rò rỉ nước tiểu trong những trường hợp như ho, hắt hơi,...
Tiểu không tự chủ là một dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn chức năng đường tiểu, thường gặp và gây khó chịu ở người cao tuổi. Tỷ lệ mắc chứng tiểu không tự chủ tăng theo tuổi và mức độ suy yếu của cơ thể.
Tiểu không tự chủ ở người già gây phiền toái cho người bệnh và cả người chăm sóc; tạo sự tự ti, mặc cảm hạn chế giao tiếp xã hội, nặng hơn là gây đại tiện không tự chủ, rối loạn tâm thần, hạnh phúc của người bệnh.
Bên cạnh đó, tiểu tiện không kiểm soát có thể gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu do nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, gây nhiễm trùng bàng quang, sau đó gây viêm ngược dòng lên thận làm viêm đài bể thận, ứ mủ, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thận.

2. Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở người già

Chứng tiểu tiện không tự chủ ở người già có nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thần kinh thực vật và bàng quang của người bệnh. Một số nguyên nhân gây nên tiểu không tự chủ ở người già gồm:

  • Cơ bức niệu hoạt động quá mức: Hoạt động quá mức của cơ bức niệu (có thể do có sỏi bàng quang hoặc khối u) làm cho bàng quang không thể ức chế được, dẫn đến rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất về tiểu tiện không tự chủ ở người cao tuổi.
  • Tâm lý: Trạng thái tâm thần, thần kinh không ổn định, hay gặp nhất là stress, mê sảng, bồn chồn, lo lắng gây ra tiểu tiện không tự chủ ở người già
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đối với người cao tuổi, hoạt động của thận và bàng quang đều bị suy giảm nên khi tiểu tiện không thể tống nước tiểu ra bên ngoài hết nên dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây tiểu tiện không tự chủ.
  • Một số bệnh lý khác gây tiểu không tự chủ ở người già: Viêm teo âm đạo và viêm teo niệu đạo; tiền liệt tuyến ở nam giới; bệnh đái tháo đường gây khát nhiều nên uống nhiều nước và đái nhiều; bệnh suy tim... hoặc do béo phì làm gia tăng cân nặng, chèn ép tới bàng quang.
  • Bài tập Kegel

    Tập các bài tập Kegel giúp tăng cường cơ hỗ trợ bàng quang, cải thiện khả năng kiểm soát dòng nước tiểu. Để tập bài tập này, trước tiên bạn cần xác định vị trí cơ sàn chậu. Hãy thử ngừng tiểu khi bạn đang đi tiểu, dòng nước tiểu ngưng bởi cơ sàn chậu khép chặt lại. Khi tập Kegel, bạn cần thắt chặt tương tự và giữ như vậy ít nhất 10 giây. Sau đó bạn nên lặp lại động tác này 4 - 5 lần liên tiếp. Khi cơ khỏe hơn, có thể tăng tần số lên 25- 50 động tác, lặp lại từ 2-3 lần mỗi ngày.

    Khác với khi xác định nhóm cơ lúc ban đầu, sau này thực hành các bài tập Kegel nên hạn chế thực hiện co thắt cơ trong khi đi tiểu. Bởi thực hành Kegels trong khi đi tiểu có thể ảnh hưởng đến khả năng làm trống hoàn toàn bàng quang dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.

  • Bài tập tốt cho bàng quang, giảm tình trạng đi tiểu thường xuyên

    Chờ thêm 5 phút

    Khi bạn cảm thấy buồn tiểu, hãy cố gắng chờ thêm 5 phút trước khi bạn chạy vào nhà vệ sinh. Trong suốt thời gian luyện tập, mỗi tuần bạn hãy thêm 5 phút vào khoảng thời gian “nhịn tiểu”. Điều này có nghĩa là, trong tuần thứ 2 luyện tập, bạn cần nhịn thêm 10 phút, trong tuần thứ 3 hãy nhịn 15 phút và cứ như thế cho hết lộ trình.

  • Xoa bóp chữa tiểu tiện không tự chủ

  • Dùng lòng bàn tay xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ khoảng 100 vòng sao cho tại chỗ nóng lên là được. Tiếp tục miết lên xuống đường trục giữa từ rốn xuống xương mu chừng 50 lần.
  • Dùng ngón tay giữa day rồi ấn các huyệt Khí hải (ở điểm nối 1,5/5 trên với 3,5/5 dưới của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu), Quan nguyên (ở dưới rốn 3 tấc), Trung cực (ở điểm nối 4/5 trên và 1/5 dưới của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu), mỗi huyệt 1 phút.
  • Day rồi bấm huyệt Tam âm giao trong 1 phút với một lực tương đối mạnh. Vị trí huyệt Tam âm giao: từ mắt cá chân trong đo lên 3 tấc, ngay bờ sau xương chày.

    Dùng hai bàn tay đặt hai bên khối cơ cạnh cột sống thắt lưng xát lên xuống chừng 60 lần sao cho tại chỗ nóng lên là được. Thao tác này có tác dụng kích thích các du huyệt nằm dọc hai bên cột sống giúp cho quá trình khí hóa của bàng quang được thuận lợi. (xem ảnh)

  • Cuối cùng, dùng hai ngón tay cái day và bấm huyệt Thận du trong 1 phút. Cách xác định huyệt Thận du: trước hết cần tìm huyệt Đại trường du bằng cách dùng hai ngón tay cái xác định hai điểm cao nhất của mào chậu ở hai bên eo lưng, giao điểm của đường nối hai điểm này này với đường trục giữa chính là mỏm gai của đốt sống thắt lưng thứ tư, từ mỏm gai này lần lên trên để tìm khối lồi thứ nhất là mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ ba, khối lồi thứ hai là mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ hai, từ đây đo ngang ra hai bên 1,5 tấc là vị trí của huyệt Thận du. (xem ảnh)

    Quy trình trên có thể tiến hành 2-3 lần trong ngày. Ngoài ra, nên ngâm bộ phận sinh dục trong nước ấm trước khi ngủ buổi tối và dùng sơn thù 10g, sà sàng tử 8g, phá cố chỉ 10g, ích trí nhân 12g, kim anh tử 10g, khiếm thực 10g và cam thảo 4g hãm với nước sôi trong bình kín uống thay trà trong ngày.


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen