Bệnh thận

Unfallversicherungen.at  Trở về trang chủ  https://www.counter-zaehler.de



BỆNH SUY THẬN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng và không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Đây là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Nếu không được chạy thận hoặc ghép thận, người bệnh sẽ khó duy trì được sự sống. (1) Thận là cơ quan nằm về phía lưng dưới mỗi người, phân bố ở hai bên cột sống có vai trò ổn định thể dịch, bài tiết các chất dư thừa từ sự chuyển hóa của cơ thể và một số chức năng khác như bảo tồn hay loại thải các chất khác ra khỏi cơ thể thông qua tiểu tiện.

Các triệu chứng của suy giảm chức năng ở thận khi mới hình thành thường không có triệu chứng đặc hiệu và phát triển theo thời gian. Bởi thận bao gồm hai quả có khả năng hỗ trợ cho nhau rất hiệu quả. Do đó, rất nhiều trường hợp người mắc bệnh suy thận không được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ nên dẫn đến việc điều trị ở giai đoạn muộn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Thận yếu có nên uống nhiều nước không? Uống bao nhiêu là đủ? Theo các nghiên cứu thận niệu, đối với những người suy giảm chức năng thận, lượng chất lỏng nạp vào cơ thể nhiều hay ít đều tác động tiêu cực đến thận.

Uống quá nhiều nước khiến thận phải làm việc liên tục dẫn đến quá tải. Ngoài ra, thừa chất lỏng còn khiến loãng chất điện giải, gây mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Ngược lại, nếu lượng chất lỏng nạp vào cơ thể không đủ sẽ khiến quá trình đào thải các độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể gặp khó khăn. Lâu dần chất độc tích tụ khiến cơ thể nhiễm độc. Tình trạng kéo dài còn có thể gây ra tình trạng sỏi thận, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

Vì vậy, người thận yếu không nên uống nhiều nước, cũng không nên uống ít nước. Cần cân đối lượng nước uống vào sao cho vừa đủ. Lượng nước khuyến cáo cho người trưởng thành là 2-2,5 lít mỗi ngày.


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen