Đau vai phải

PflegegradAntrag.com Tr v trang ch https://www.counter-zaehler.de 
Xem thêm YT đau vai

Đau vai phải: Triệu chứng của 6 bệnh thường gặp
Đau vai phải là hiện tượng khá phổ biến ở những người trưởng thành. Nhiều người nghĩ đây đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu nhất thời, thế nhưng những cơn đau ở vai phải có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm khác.

2. Triệu chứng đau vai phải
Người bệnh bị đau nhức khi xoay người.
Cảm giác đau tăng dần, từ khó chịu đến tê cứng và cơn đau lan rộng xuống cánh tay.
Bệnh mất ngủ thường xuyên xảy ra ở khi triệu chứng đau bả vai phải xuất kéo dài từng đêm.
Bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu nhiều hơn trong thời điểm giao mùa.
Ngoài ra, dựa vào vị trí đau, ta cũng có thể dự đoán phần nào nguyên nhân đau vai. Dưới đây là bảng phân loại nguyên nhân đau vai theo vị trí đau.
Triệu chứng đau vaiNguyên nhân có thể
Đau và cứng khớp không biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều nămHội chứng khớp vai đông lạnh, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, hoại tử vô mạch…
Cơn đau thường nặng hơn khi sử dụng cánh tay hoặc vaiViêm gân chóp xoay vai, viêm burs (viêm bao hoạt dịch), hội chứng impingement, sai tư thế, rách sụn viền vai, viêm khớp nhiễm khuẩn (thường kèm thêm với sốt, sưng khớp, nóng khớp).
Đau đi kèm với cảm giác ngứa, tê, yếuChấn thương đám rối cánh tay, thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, chấn thương tủy sống, hội chứng lối thoát lồng ngực do ảnh hưởng thần kinh,…
Đau đột ngột rất nặng, không thể cử động cánh tay hoặc khó khăn trong cử động, một số trường hợp vai bị biến dạngTrật khớp vai, gãy xương vai (như cánh tay trên hoặc xương đòn ), rách hoặc đứt gân,…
Đau ở đỉnh vai (nơi xương đòn và khớp vai gặp nhau)Các vấn đề ở khớp acromioclavicular (như trật khớp), chấn thương tách vai
Đau đi kèm khó thở, tức ngực, chóng mặtĐau tim

Khi nào nên đi khám?

Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian (Ảnh minh họa)

Thông thường, các cơn đau vai không do bệnh lý thường ít nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, để việc phục hồi nhanh hơn và tránh tái phát đau vai trở lại, bạn nên thực hành thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.

Bạn nên gọi 115 hoặc hỗ trợ y tế khẩn cấp, nếu đau vai kèm theo:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Đau ở cổ hoặc hàm

Đây có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.

Bạn nên cấp cứu, nếu bị đau vai sau chấn thương và kèm theo:

  • Một khớp có vẻ bị biến dạng
  • Không thể sử dụng khớp hoặc di chuyển cánh tay
  • Đau nhức nhối
  • Sưng

Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian, kèm theo:

  • Sưng tấy
  • Đỏ
  • Đau và ấm áp xung quanh khớp

    Điều trị đau vai

    Tại nhà

    Với đau vai phải, trái do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ, bạn có thể thực hiện một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà (Ảnh minh họa)

    Thông thường các cơn đau vai trái hoặc phải mất khoảng 2 tuần để phục hồi hoàn toàn, trong một số trường hợp có thể mất tới 6 tháng. Vì thế, để việc phục hồi diễn ra nhanh hơn, tránh tái phát và phòng ngừa đau vai quay trở lại, bạn NÊN:

    – Nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây đau hoặc làm nặng thêm cơn đau.

    – Chườm nhiệt nóng hoặc lạnh. Việc chườm nhiệt nóng hoặc lạnh 3-4 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút có thể mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể.

    – Tập các động tác, bài tập tốt cho vai. Việc thực hiện các bài tập này vừa giúp giảm đau vai gáy, vừa giúp tăng cường cơ bắp. Xem thêm: Tổng hợp các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả (có video hướng dẫn)

    – Xoa bóp, massage, bấm huyệt tại nhà. Việc xoa bóp, bấm huyệt cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau. Ngoài ra, nó còn giúp mang lại sự thư giãn, thoải mái cho người bệnh. Xem thêm: Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quả

    – Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, naproxen natri, cao dán salonpas, dầu nóng xoa bóp,… là những loại thuốc bạn có thể mua tại hiệu thuốc để giúp giảm cơn đau, kháng viêm, giảm sưng. Lưu ý, hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

    ☛ Tìm hiểu thêm: 10+ mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả nhất

    Về lâu dài, bạn NÊN chú ý:

    – Thực hành tư thế đúng. Việc thực hành các tư thế đứng, đi, ngồi, ngủ đúng giúp giảm áp lực lên cột sống, cơ bắp vai, từ đó hạn chế các cơn đau mỏi vai trái, phải. Nó cũng tạo cho bạn những tư thế tốt hơn, tránh mất thẩm mỹ.

    – Thường xuyên hoạt động thể chất. Việc hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp bạn tăng cường thể chất, vừa ngăn ngừa các cơn đau vai. Bởi, nó giúp tăng cường và kéo giãn cơ bắp, khiến các khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.

    Điều trị y tế

    Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của đau vai. Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định cho bạn phương pháp phù hợp.

    Một số lựa chọn trong điều trị y tế bao gồm:

    • Sử dụng thuốc
    • Châm cứu
    • Bấm huyệt
    • Vật lý trị liệu
    • Phẫu thuật

    Kết luận

    Đau bả vai trái hoặc phải thường do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ. Bạn chỉ cần điều trị và chăm sóc tại nhà, cơn đau sẽ dần biến mất và vai phục hồi trở lại như bình thường.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau vai một bên cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc tình trạng y tế khẩn cấp. Vì thế, nếu cơn đau đi kèm với những triệu chứng bất thường, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

    *** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

    Tác giả:  - 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen