Bấm Huyệt Chữa Bệnh TRẦM CẢM

Besucherzähler ►Trở về trang chủ    tran49
I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN   
     
Khi quá hưng phấn thì tinh thần rất xáo động, sôi nổi, hoàn toàn trái ngược với trạng thái suốt ngày ủ ê, buồn chán, bi quan của triệu chứng tinh thần suy sụp, hư thoát. Biểu hiện của triệu chứng quá hưng phấn (chứng tâm thần tích cực) là thức dậy rất sớm nhưng ban đêm thì cứ nôn nao xáo động không sao ngủ được; ngược lại, người bị chứng trầm uất (tâm thần tiêu cực) buổi sáng thức dậy rất muộn, còn ban đêm thì lại luôn lo âu sầu não, không sao ngủ được. Nhiều khi chỉ xuất hiện một trong hai trạng thái tinh thần ấy, nhưng đa phần là trạng thái trầm uất.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi ở trạng thái trầm uất (tâm thần tiêu cực) thì sinh lực của cơ thể suy yếu, mục tiêu của liệu pháp huyệt đạo là làm hồi phục và tăng cường sinh lực cho người bệnh bằng cách day ấn huyệt hoặc châm cứu lên các huyệt như Bách hội trên đầu cùng các huyệt đạo khác ở lưng, ngực, bụng và chân.

Trong đó các huyệt Đản trung ở ngực, Trung quản ở bụng, Tâm du trên lưng, Thận du ở eo là những huyệt đạo trọng yếu phải được ưu tiên trị liệu. Hàng tuần áp dụng các liệu pháp trên nhiều lần, sẽ có hiệu quả tích cực.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT TÂM DU

- Tác dụng: Làm thư giãn sự căng thẳng trên toàn cơ thể.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống thứ 5 chừng 1,5 đốt ngón tay, nằm phía trong xương bả vai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên hông, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hai bên lưng, đầu hai ngón tay cái cúng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Tâm du của người bệnh, kết hợp với việc ấn lên các huyệt đạo khác trên lưng theo thứ tự từ trên xuỗng dưới, sẽ làm thư giãn sự cẳng thẳng trên toàn cơ thể, đem lại sự khỏe khoắn và cảm giác tươi vui.

▼ HUYỆT BÁCH HỘI

- Tác dụng: Khắc phục chứng nặng đầu, tiêu trừ cảm giác bi quan chán chường.

- Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu, ngay tại giao điểm của đường thẳng nối hai tai và đưòng thẳng giữa hai lông mày ra sau gáy.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh ngồi thẳng, người trị liệu đứng phía sau, hai tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái ấn thẳng xuống huyệt Bách hội của người bệnh, có hiệu quả khắc phục triệu chứng đau đầu, nặng đầu của chứng trầm uất, giải trừ trạng thái bi quan chán nản, nâng cao sinh lực cho cơ thể.

▼ HUYỆT ĐẢN TRUNG (CÒN GỌI LÀ CHIÊN TRUNG, THIỆN TRUNG)

- Tác dụng: Có hiệu quả cao trong việc điều chỉnh cơ năng của hệ hô hấp và hệ tuân hoàn, khắc phục cảm giác ủ ê buồn nản trong người.

- Vị trí: Nằm trên xương ức, chính giữa đường thẳng nối liền hai núm vú (nam), ngang xương sườn số 4 (nữ).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay úp chồng lên nhau, mũi tay hướng về phía yết hầu, nhè nhẹ ấn lên huyệt Đản trung của người bệnh, có hiệu quả cao trong việc điều chỉnh cơ năng của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, khắc phục cảm giác ủ ê buồn chán trong lòng.

1 Kommentar: